Biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ bạn cần biết

Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây truyền giữa động vật với người, giữa người với người, vậy nên phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ như thế nào? Sàn Thuốc mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ.

Nguồn gốc của bệnh đậu mùa khỉ

Đậu mùa khỉ xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1958 ở một đàn khỉ và đến năm 1970 ghi nhận ca bệnh đầu tiên ở Châu Phi và bùng phát thành dịch. Từ năm 2016, các ca bệnh được ghi nhận ở các quốc gia Sierra Leone, Liberia, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Congo và Nigeria.

Ở Châu Âu, một số các quốc gia như Pháp, Ý, Anh, Bỉ, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Bồ Đào Nha,.. cũng ghi nhận các ca bệnh đậu mùa khỉ.

Một số triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh, đó là: Sốt, đau đầu, cảm giác đau nhức cơ và đau lưng, người mệt mỏi, sưng hạch bạch huyết, xuất hiện các nốt ban đỏ sau đó phát triển thành các nốt mụn nước, mụn mủ.

Bệnh đậu mùa khỉ có nguofn gốc từ Châu Phi

Bệnh đậu mùa khỉ có nguofn gốc từ Châu Phi

Con đường lây truyền của bệnh đậu mùa khỉ:

  • Khi tiếp xúc với các vết thương hở, có thể lây qua đường máu.

  • Đậu mùa khỉ có thể lây truyền cho thai nhi khi người mẹ mắc bệnh đậu mùa khỉ.

  • Ăn thịt động vật tái sống bị mắc bệnh.

  • Lây truyền qua đường hô hấp.

  • Tiếp xúc với các vật dụng như chăn gối, quần áo,… của người mắc bệnh.

Biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ

Trước tình hình lây lan của bệnh đậu mùa khỉ, mỗi cá nhân phải biết bảo vệ sức khỏe của bản thân thông qua một số cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ sau:

  • Không ăn thịt động vật tái sống, động vật bị nhiễm bệnh.

  • Cần đeo khẩu trang khi ra ngoài và tiếp xúc gần với người khác.

  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn,…

Các biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ

Các biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ

  • Thường xuyên vệ sinh nhà, vật dụng để tránh vi khuẩn trú ngụ.

  • Tránh tiếp xúc gần gũi với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, không tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở, giọt bắn, vật dụng và các đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.

  • Che miệng khi ho, hắt hơi.

  • Người có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời; chủ động tự cách ly và tránh quan hệ tình dục.

  • Người xác định mắc bệnh cần phải được cách ly y tế đến khi điều trị khỏi bệnh.

  • Người đến các quốc gia có lưu hàn dịch bệnh đậu mùa khỉ cần tránh tiếp xúc với động vật có vú bị bệnh như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng (chết hoặc sống) có thể chứa virus đậu mùa khỉ.

Trên đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ, các cá nhân cần tuân thủ để bảo vệ sức khỏe của bản thân và của cộng đồng.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, chúc bạn có thật nhiều sức khỏe!

Ngoài ra, bạn có thể xem thêm một số bài viết về bệnh đậu mùa khỉ tại đây:

  • Giải đáp thắc mắc: Bệnh đậu mùa khỉ có chết không?
  • Nguy cơ xâm nhập bệnh đậu mùa khỉ ở Việt Nam
  • [Góc giải đáp]: Bệnh đậu mùa khỉ có lây không?

Tag Cloud

Bình luận

Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ